1. Cách chọn dây dẫn ( theo phương pháp thực tế xác định tiết diện nhỏ nhất cho phép của dây dẫn):
Bước đầu tiên cần xác định kích cỡ của dây pha dây trung tính và dây bảo vệ.
Ta cần chú ý tới các trường hợp :
o Dây không chôn dưới đất.
o Dây chôn dưới đất.
1.1 Cách chọn dây pha :
Ở đây ta có thể xác định dây pha khi có dòng trước
Thủ tục tiến hành như sau:
v Xác định mã chữ cái
o Dạng của mạch (1 pha, 3 pha …);
o Dạng lắp đặt;
v Xác định các hệ số K phản ánh các ảnh hưởng sau:
o Số cáp trong rãnh cáp.
o Nhiệt độ môi trường.
o Cách lắp đặt.
1.1.1 Xác định cỡ dây không chôn dưới đất:
a. Xác định mã chữ cái :
- Các chữ cái (B tới F) phụ thuộc cách lắp đặt dây và cách lắp đặt của nó. Những cách lắp đặt giống nhau sẽ được gom chung làm 4 loại theo các điều kiện môi trường xung quanh như bảng.1
b. Xác định hệ số K:
Với các mạch không chôn dưới đất , hệ số K thế hiện điều kiện lắp đặt
K= K1xK2xK3
Hệ số hiệu chỉnh K1 : thể hiện ảnh hưởng của cách thức lắp đặt.
Hệ số hiệu chỉnh K¬2 : thể hiện ảnh hưởng tương hổ của 2 mạch kề nhau.( hai mạch được coi là kề nhau khi khoảng cách L giữa 2 dây nhỏ hơn 2 lần đường kính cáp lớn nhất của 2 cáp nói trên ).
Trong bảng 2 thể hiện hệ số K2 theo số mạch cáp trong một hàng đơn.
Khi số hàng cáp nhiều hơn 1, K2 cần được nhân với các hệ số sau:
2 hàng: 0.8
3 hàng : 0.73
4 hoặc 5 hàng : 0.7
Hệ số hiệu chỉnh K3: hệ số K3 thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ tương ứng với các dạng cách điện.
Bảng 3 : thể hiện hệ số K3 cho các nhiệt độ khác 30۫C
Xác định tiết diện nhỏ nhất của dây dẫn
Dòng Iz chia cho K sẽ cho ra dòng . Giá trị được cho trong bảng 4
1.1.2 Xác định cỡ dây chôn dưới đất ( trong trường hợp này cần xác định hệ số K, còn mã chữ cái thích ứng với cách đặt sẽ không cần thiết ):
Xác định hệ số hiệu chỉnh K
Với mạch chôn trong đất, K sẽ đặc trưng cho điều kiện lắp đặt:
K =K4xK5xK6xK7
Hệ số K thể hiện toàn diện của điều kiện lắp đặt và là tích K4, K5, K6, K7
Các giá trị của một vài hệ số sẽ được cho trong bảng 4 và bảng 5
Hệ số K4 : K4 thể hiện cách lắp đặt
Bảng 4 : hệ số K4 theo cách lắp đặt
Hệ số K5 : K5 thể hiện số dây đặt kề nhau ( các dây được coi là kề nhau nếu khoảng cách L giữa chúng nhỏ hơn 2 lần đường kính của dây lớn nhất trong hai dây ).
Bảng 5 : hệ số K5 cho số dây trong hàng.
Nếu cáp được đặt theo vài hàng, K5 được nhân với
2 hàng : 0.8
3 hàng : 0.73
4,5 hàng : 0.7
Hệ số K6 : thể hiện ảnh hưởng của đất chôn cáp.
Bảng 6 : hệ số K6 thể hiện ảnh hưởng của đất chôn cáp
Hệ số K7 : hệ số K7 thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đất.
Bảng K7 : hệ số K7 phụ thuộc nhiệt độ đất
Xác định tiết diện nhỏ nhất của dây chôn ngầm.
Từ Iz và K, tiết diện dây được tra từ bảng 8.
Bảng 8: Dây chôn ngầm: tiết diện nhỏ nhất theo dạng dây, cách điện và
1.2 Cách chọn dây PE ( theo phương pháp đơn giản ):
Phương pháp này có liên quan tới kích cỡ dây pha:
1.4 Cách chọn dây trung tính
Tiết diện và các bảo vệ dây trung tính ngoại trừ việc mang tải còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Dạng sơ đồ nối đất, TT, TN…
- Phương pháp chống chạm điện gián tiếp.
1.3.1 Tiết diện dây trung tính: ảnh hưởng của sơ đồ nối đất.
Sơ đồ TT, TN-S và IT.
Các mạch một pha có tiết diện ≤ 16 mm2 (Cu) hoặc 25 mm2 (Al) tiết diện dây trung tính cần bằng với dây pha.
Hệ thống 3 pha với tiết diện dây > 16 mm2 (Cu) hoặc 25 mm2 (Al) tiết diện dây trung tính cần chọn:
+ Bằng với dây pha hoặc
+ Nhỏ hơn với điều kiện là:
- Dòng chạy trong dây trung tính trong điều kiện làm việc bình thường nhỏ hơn giá trị cho phép Iz . Ảnh hưởng của hài bội của 3 hoặc
- Công suất tải 1 pha nhỏ hơn 10% so với tải 3 pha cân bằng hoặc
- dây trung tính có bảo vệ chống ngắn mạch.
Sơ đồ TN-C
Các điều kiện như trên cũng được áp dụng. Tuy nhiên trong thực tế, dây trung tính không được hở mạch trong bất kỳ tình trạng nào vì nó cũng là dây bảo vệ.
Sơ đồ IT
Nói chung không nên có dây trung tính.
Khi mạng 3 pha bốn dây là cần thiết, thì các điều kiện được nêu ở trên cho sơ đồ TT và TN-S là áp dụng được